NVTPHCM- “Tôi
rơi nhiều nước mắt khi viết trường ca này”- tâm sự của nhà thơ Nguyễn Thái Sơn
về trường ca Chiến tranh- chín khúc tưởng niệm (NXB Văn Học 2009).
Đây là một trong những tập thơ gây được nhiều chú ý của dư luận thời gian qua.
Trang Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh xin giới thiệu đến bạn đọc một số
đánh giá, nhận định về tập trường ca “nhiều nước mắt”.
Nhà văn NGUYỄN THANH TÚ
“… Người ra trận thì
như vậy còn người ở hậu phương cũng phải hy sinh, hy sinh hạnh phúc, tuổi trẻ
cùng những khát khao của bản năng. Nhìn ở góc độ này Chiến tranh chín
khúc tưởng niệm của Nguyễn Thái Sơn khai thác sâu vào miền tâm tưởng
đầy day dứt âu lo khắc khoải và cũng đầy đam mê của những người phụ nữ: Những
người đàn bà khao khát tình yêu/ da thịt có gai có lửa/ ong bay trong dạ/ kiến
nhằn trong xương/ lan toả xạ hương/ rạo rực tê mê những vùng nhạy cảm/ cơ thể
dao động run rẩy/ căng mặt trống/ bỏng dây đàn/ gánh nước nửa đêm tưới đầm vườn
nhãn/ xay vài thúng thóc/ giã nửa nong ngô… Chúng tôi cho rằng nói ra những
điều ấy ở ngày hôm nay là một sự cần thiết, để thế hệ trẻ biết rằng cha anh họ
đã phải trả giá tuổi trẻ, máu xương như vậy mới có ngày hoà bình yên ổn hôm
nay, để họ suy ngẫm mà sống sao cho xứng đáng với lịch sử. Trên hành trình đổi
mới của trường ca sau 1986 thì điểm thay đổi căn bản là ở sự trả lại những gì
vốn có của cấu trúc hình tượng con người trong chiến tranh…”
Nhà thơ NGUYỄN VIỆT CHIẾN
“... Gần 200 trang thơ
với những cảm nhận xúc động và ám ảnh như thế, nhà thơ đã cùng chúng ta nhìn
lại cả một chặng đường trận mạc gian lao của dân tộc khi lịch sử đất nước qua
mấy ngàn năm trường tồn còn hằn dấu những trận chiến dựng nước và giữ nước. Nguyễn
Thái Sơn đã mở một dòng chảy xuyên suốt qua chín khúc tưởng niệm về chiến tranh
với cái nhìn đầy nhân bản, và như bản giao hưởng trầm hùng và đau thương về
những người lính đã hy sinh…”
“… Nhà thơ Nguyễn Thái
Sơn đã viết về chiến tranh, đàn bà và đàn ông bằng thi chất rất thực và đau đáu
nỗi niềm của mình. Những câu thơ như cứa vào gan ruột, khiến ta ngẫm ngợi, xót
xa và cảnh tỉnh! Một giọng thơ hiếm dám nói thật !...”
Nhà văn PHẠM ĐÌNH TRỌNG
“… Vì mối quan tâm là
số phận cả dân tộc, Chiến tranh - Chín khúc tưởng niệm không
có nhân vật cụ thể mà chỉ có hai nhân vật ước lệ: Người đàn ông ra trận và
người đàn bà ở lại làng quê. Hai nhân vật ấy như hai cá thể ước lệ cho thủy tổ
loài người, ông Ađam và bà Evơ, như hai ông bà ước lệ cho tổ tiên dân tộc Việt
Nam, ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Những tâm trạng sâu kín, những tình cảnh
quẫn bách được nhắc đến trong trường ca là cuộc sống không bình thường, trái tự
nhiên mà người đàn ông và đàn bà ước lệ phải chịu đựng do họ phải sống thiếu
nhau vì chiến tranh…”
“… Tếp tục mạch thơ
hiện thực trong những tập thơ trước của mình, nay nhà thơ Nguyễn Thái Sơn thông
qua trường ca Chiến tranh, Chín khúc tưởng niệm, đi sâu vào
thân phận, tâm nguyện của những người lính, và người vợ, người yêu,
những người thân, gia đình của họ ở hậu phương. Chín khúc trong trường ca
này nói về mảng hiện thực xưa nay ai cũng biết, cũng thấm, nhưng ngại nói trong
thơ. Tác giả viết về những điều sâu kín, nhạy cảm ấy bằng cả tấm lòng yêu
thương, cảm phục, trân trọng, biết ơn sự hy sinh to lớn của biết bao con người
ở tiến tuyến và ở hậu phương…”
--------------
Ảnh doBlo danmuoc
lồng vào bài
Nhà văn PHẠM ĐÌNH TRỌNG
Sự Thức Tỉnh muộn màng
VIẾT VỀ cuộc
chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm đòi hỏi phải có cái nhìn công bằng, khách
quan, lí trí, thoát khỏi thân phận công cụ tuyên truyền. Nhà thơ Nguyễn Thái
Sơn đã có được cái nhìn đó trong trường ca Chiến tranh – Chín khúc tưởng
niệm, tập trường ca vừa được Nhà xuất bản Văn Học phát hành cuối năm 2009.
Những năm sáu mươi,
bảy mươi thế kỉ hai mươi, hầu hết đàn ông Việt Nam đã trưởng thành đều mặc áo
lính của cả hai bên chiến tuyến, đều là lính của hai đội quân đang đối đầu tiêu
diệt nhau, lính quân đội Việt Nam Cộng hòa và lính quân đội Nhân dân Việt Nam khi
còn ở miền Bắc, lính quân giải phóng khi vào chiến đấu ở miền Nam. Không là
lính, họ là đồng bào, nhiều người còn là họ hàng, anh em ruột thịt. Nhưng chiến
tranh hút họ vào lính, đẩy họ thành kẻ thù đối kháng của nhau: Bộ đội
nghĩa vụ quân sự / Chọi nhau với lính quân dịch Cộng hòa!
Họ đều là
bầu bạn thân thiết cùng thế hệ với tôi và tôi đã đọc đầy đủ trường ca của họ
viết về cuộc chiến tranh mà chúng tôi là người lính ngoài mặt trận. Phải đến
trường ca Chiến tranh - Chín khúc tưởng niệm thì cuộc chiến tranh
vẫn được gọi là chống Mĩ cứu nước mới được nhận ra bản chất thực là cuộc
nội chiến tương tàn, là bi kịch lớn của dân tộc Việt Nam, là sự tái diễn thảm
cảnh đau thương người Việt giết người Việt đã từng xảy ra ở thời những vương
triều suy vong: Lính
họ Trịnh Đàng Ngoài / Đánh lính họ Nguyễn Đàng Trong / Lính Tây Sơn Nguyễn Huệ
/ Chém giết lính Nguyễn Ánh Gia Long. Thời công nghiệp, điện tử, chiến
tranh không còn chỉ là động tác của cơ bắp chém, đánh như thời
Trịnh, Nguyễn, thời Tây Sơn nữa mà là ấn nút, nhấn cò, động
tác nhẹ nhàng cuối cùng sau chuỗi những thu nạp dữ liệu, phân tích, tính toán
điện tử:Lọat hỏa tiễn rời bệ phóng / Nổ tung trong căn hầm bên trại giặc
chen chúc người. Hiệu quả hủy diệt, chết chóc của động tác nhẹ nhàng
ấn nút ấy không còn tính bằng hàng đơn vị mà phải tính bằng hàng chục,
hàng trăm, hàng nghìn: Người Việt miền Bắc / Người Việt miền Nam / Mỗi
ngày / Bao nhiêu bom đạn / Mấy ngàn người chết!
Trước đó, trường ca
viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo… mới soi rọi vào
góc khuất trong đời sống tâm hồn tình cảm của người lính, người mẹ, người vợ,
mới khám phá những hoàn cảnh nghiệt ngã, những tâm thế chênh vênh của con
người cá thể trong xoáy lốc chiến tranh: Vắng anh, chị bị thừa ra / Trong
giỗ tết họ hàng nội ngọai(Hữu Thỉnh. Trường ca Đường tới thành phố). Thử
thách với người chồng ngoài mặt trận là bom đạn, còn thử thách với người vợ ở
quê lại chính là nhan sắc của chị: Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy / Cứ sợ
đắm vì chị còn nhan sắc! (Hữu Thỉnh. Trường ca Đường tới thành phố).
Trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh mang rõ dấu ấn của ngòi
bút tài hoa và bộc lộ tấm lòng hồn hậu nhân văn của người viết và sự hồn
hậu
nhân văn ấy dành cho những thân phận cá thể.
nhân văn ấy dành cho những thân phận cá thể.
Vì mối
quan tâm là số phận cả dân tộc, Chiến tranh – Chín khúc tưởng
niệm không có nhân vật cụ thể mà chỉ có hai nhân vật ước lệ: Người đàn ông
ra trận và người đàn bà ở lại làng quê. Hai nhân vật ấy như hai cá thể ước lệ
cho thủy tổ loài người, ông Adam và bà Eva, như hai ông bà ước lệ cho tổ tiên
dân tộc Việt Nam, ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Những tâm trạng sâu kín, những
tình cảnh quẫn bách được nhắc đến trong trường ca là cuộc sống không bình
thường, trái tự nhiên mà người đàn ông và đàn bà ước lệ phải chịu đựng do họ
phải sống thiếu nhau vì chiến tranh. Người đàn ông ngoài mặt trận không phải
chỉ khổ vì nằm gai nếm mật, sốt rét, bom đạn mà còn khổ vì: Chúng tôi /
Những người lính đàn ông con trai / Mười chín, ba mươi tuổi /… Chúng tôi không
e ngại bất kể điều gì / Chỉ khổ vì dư thừa năng lực đàn ông! Nỗi khổ
của người đàn bà ở làng quê vắng bóng đàn ông càng âm ỉ thiêu đốt: Những
người đàn bà khao khát tình yêu / Da thịt có gai, có lửa /… Những người đàn bà
sung mãn / Đêm uống “nước sông” / Ngày ăn “cơm nhạt”! Khao khát mà chỉ có
“nước lã”, “cơm nhạt”, chỉ có cuộc sống chay tịnh! Họ phải khỏa lấp sự trống
vắng, thiếu thốn, xả nỗi khát khao vào những công việc bất thường, nặng
nhọc: Gánh nước nửa đêm tưới đầm vườn nhãn / Xay vài thúng thóc /Giã nửa
nong ngô! Bom đạn khốc liệt! Cái chết đến từng phút từng giây: Không
ai từ cõi sinh chìm vào cõi tử / Dễ như người lính / Nhanh như người lính /
Nhiều như người lính / Đương nhiên, mặc nhiên, tất nhiên, hồn nhiên như người
lính!Chết chóc như thế nên người đàn ông trở thành hồn ma cũng là lẽ đương
nhiên: Chúng tôi sống bình thường rồi chết / Chưa xấu cũng chưa kịp tốt /
Không thành ma quỉ, chẳng hóa thánh thần / Không phải xuống địa ngục / Không
được lên Thiên Đàng / Tụ tán trên tàn cây ngọn cỏ / Ẩn trong giọt sương, tiêu
dao trên ngọn sóng!
Người đàn bà lấy chồng ở với
chồng được hai đêm: Mười chín năm con gái / Làm đàn bà hai đêm! Người đàn
ông thành hồn ma rồi thì người đàn bà đành sống cô quả: Có chồng hai đêm /
Chị chỉ là người đàn bà tập sự / Mười năm / Mười lăm năm / Hai mươi mốt năm /
Vẫn chỉ sống như thời con gái! Cuộc nội chiến đau lòng như vậy thì đâu có
gì để ồn ào khoe khoang, để lỉnh kỉnh huân chương, xênh xang mũ áo phô trương
nhỉ?
Người lính miền Bắc mang súng AK,
nói tiếng Việt. Người lính miền Nam mang súng AR15, cũng nói tiếng Việt. Hai
người lính cùng một tiếng mẹ đẻ Việt Nam mà tìm mọi cách tiêu diệt nhau, mang
cái chết đến cho nhau. Cái chết đến từ khẩu AR15: Chùm đạn AR15 bắn gần
khoan vào trán / Găm giữa ngực / Những người lính đội mũ tai bèo đổ gục! Cái
chết đến từ khẩu AK: Tốp lính Sài Gòn lò dò đặt chân lên sườn đồi / Hứng
trọn những lọat đạn AK vào đầu, vào ngực! Người giết và người bị giết đều là
người Việt:Người Việt thắng trận huy hoàng / Bại trận / Cũng là người Việt!
Người bị giết dù ở phía nào thì người Mẹ Việt Nam vẫn phải nhận lấy nỗi đau
chết chóc: Năm Nhâm Tý – bảy hai / Máu binh sĩ Sài Gòn / Máu quân giải
phóng / Đỏ sông Thạch Hãn / Ướt sũng gạch vụn Cổ Thành!
Thật đau xót cho thời cuồng tín, mê muội,
người Việt say sưa giết người Việt! Đau xót về một thời bi kịch của dân tộc để
phải thức tỉnh về nhận thức. Chiến tranh - Chín khúc tưởng niệm là sự
thức tỉnh đó. Sự thức tỉnh cần thiết mà muộn màng!
Nhà
thơ LÊ KHÁNH MAI
Ám ảnh Người Đàn Bà trong Trường ca
Ám ảnh Người Đàn Bà trong Trường ca
“Chiến tranh - Chín
khúc Tưởng niệm”
BẮT NGUỒN từ cảm hứng sử thi, trường ca luôn có ưu thế trong việc thể hiện những tình cảm và khát vọng lớn, những chấn động lịch sử của dân tộc và ghi dấu ấn tư tưởng thời đại. Vì lẽ đó, những nhà thơ có tên tuổi trên thi đàn, nhất là khi họ từng là người lính, là nhân chứng lịch sử, đều muốn khẳng định sự nghiệp sáng tạo ở thể loại này. Trường ca “Bài ca chim chơ rao” (Thu Bồn), “Mặt đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm), “Mặt trời trong lòng đất” (Trần Mạnh Hảo), “ Đường tới thành phố” (Hữu Thỉnh), “Những người đi tới biển” (Thanh Thảo), “Sư đoàn” (Nguyễn Đức Mậu), “Con đường của những vì sao” (Nguyễn Trọng Tạo)… là những minh chứng tiêu biểu.
BẮT NGUỒN từ cảm hứng sử thi, trường ca luôn có ưu thế trong việc thể hiện những tình cảm và khát vọng lớn, những chấn động lịch sử của dân tộc và ghi dấu ấn tư tưởng thời đại. Vì lẽ đó, những nhà thơ có tên tuổi trên thi đàn, nhất là khi họ từng là người lính, là nhân chứng lịch sử, đều muốn khẳng định sự nghiệp sáng tạo ở thể loại này. Trường ca “Bài ca chim chơ rao” (Thu Bồn), “Mặt đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm), “Mặt trời trong lòng đất” (Trần Mạnh Hảo), “ Đường tới thành phố” (Hữu Thỉnh), “Những người đi tới biển” (Thanh Thảo), “Sư đoàn” (Nguyễn Đức Mậu), “Con đường của những vì sao” (Nguyễn Trọng Tạo)… là những minh chứng tiêu biểu.
Trường ca “Chiến tranh - chín khúc tưởng niệm”
(NXB Văn học, 2009) của nhà thơ Nguyễn Thái Sơn cũng nằm trong hệ thống đó.
Theo thời gian ghi ở cuối tác phẩm: bắt đầu viết tháng 11 năm 2007, hoàn thành
tháng 12 năm 2008 thì đây là trường ca viết về chiến tranh đã có độ lùi hơn 30
năm. Một khoảng thời gian rất đáng kể để những cảm xúc dâng trào, giọng điệu
hào sảng ngợi ca dần lắng xuống, thay vào đó là những cung trầm của sự nhận
diện cuộc chiến tranh một cách tỉnh táo; là sự ngấm sâu hơn những nỗi đau mất mát
hy sinh và dựng nên đài tưởng niệm trong tâm hồn con người.
Bên cạnh hình tượng người lính được khắc họa
như là nhân vật trung tâm, hình tượng người phụ nữ cũng được nhà thơ giành
nhiều tâm huyết làm nên tuyến nhân vật thứ hai song song với nhân vật người
lính. Nhà thơ gọi họ là “những người đàn bà” - cách gọi dân
giã, gần gũi thân thiết, phù hợp với ý tưởng nghệ thuật của ông, là khai thác
mặt thiên chức đàn bà nhằm thể hiện những bi kịch thân phận của họ do chiến
tranh gây ra, với một nỗi ám ảnh khôn nguôi. Và cũng từ đó người đọc nhận ra,
những người đàn bà bình dị ấy hiện thân cho đất nước, quê hương, gia đình, trở
thánh điểm tựa cho người thân ngoài mặt trận.
Trong trường ca của Nguyễn Thái Sơn có nhiều hình mẫu đàn bà: những anh hùng liệt nữ, những huyền thoại văn hóa như Bà Trưng, Bà Triệu, Liễu Hạnh, Mỵ Nương, thiếu phụ Nam Xương…,nhưng nhiều hơn, là những người mẹ, người chị, người vợ, người em gái quê mùa mộc mạc. Họ hạnh phúc khổ đau với đời thường, với bao biến cố thăng trầm của lịch sử.
Trong trường ca của Nguyễn Thái Sơn có nhiều hình mẫu đàn bà: những anh hùng liệt nữ, những huyền thoại văn hóa như Bà Trưng, Bà Triệu, Liễu Hạnh, Mỵ Nương, thiếu phụ Nam Xương…,nhưng nhiều hơn, là những người mẹ, người chị, người vợ, người em gái quê mùa mộc mạc. Họ hạnh phúc khổ đau với đời thường, với bao biến cố thăng trầm của lịch sử.
Người mẹ hiện lên với
những nét truyền thống, gắn với đặc trưng lao động nông nghiệp của nền văn minh
lúa nước. Nghèo khổ: “Cơm độn củ chuối/ cháo lẫn sung non”; vất vả nhọc nhằn,
chịu thương chịu khó, làm lụng nuôi con: “Mẹ lăn sóng xoài/ trời mưa đường
trơn/ mẹ ngã vặn lưng - cọc cầu ao mục gẫy dưới bùn” ; nhận về mình mưa nắng,
bão giông, giành cho con miếng ngon, miếng ngọt: “Bánh mật tháng mười/ bánh ú
tháng hai/ cua bấy giữ mai/ tôm càng tách vỏ”. Đó là những người mẹ bất chấp
bom đạn, hiểm nguy để che chở cho con: “Cả khi ngồi dưới hầm sâu bình yên trong
lòng đất/ mẹ vẫn giấu con vào góc hầm kín nhất”. Ấn tượng đẹp nhất đọng lại
trong ký ức của người đọc là hình ảnh “mẹ nhằn hạt na” mà nhà thơ dùng làm tựa
đề cho khúc II của trường ca. Mẹ nhẫn nại nhằn từng múi na nhỏ xíu, tách bỏ
phần hạt cứng giữ lấy chút thịt na ngọt mềm để chăm con như những người mẹ Việt
Nam bình dị vẫn thường miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. Tình mẹ càng bao
la thì nỗi đau của mẹ càng lớn khi những đứa con ra trận, tử trận, một nỗi đau
dai dẳng suốt cuộc đời: “Mẹ chết mòn chết dở bao lần/ trước khi chết thật”. Và
mẹ lại ru con, lời ru thấm đầy nước mắt, ngược về quá khứ tuổi thơ con, vỗ về
những linh hồn trẻ với niềm tin mãnh liệt rằng những linh hồn ấy sẽ bất tử.
Viết về người đàn bà trong chiến tranh, nhiều tác giả quan tâm khẳng định vị trí vừa là chủ nhân vừa là nạn nhân của họ trước thời cuộc. Ngòi bút của Nguyễn Thái Sơn cũng nâng niu người đàn bà ở hai vị thế đó nhưng ông đặc biệt nhấn mạnh quyền con người của phái yếu. Đó là quyền được sống, được yêu, được nương tựa, được hưởng hạnh phúc đời thường, mà chiến tranh lại là thủ phạm tước đoạt các quyền ấy.
Đàn ông ra trận, đàn bà phải gánh vác toàn bộ công việc ở hậu phương. Trong canh tác, cày ruộng là công việc nặng nhọc nhất nên người xưa đã rạch ròi phân định “chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” (ca dao). Ấy vậy mà người vợ đã phải thay chồng cày ruộng: “những người đàn bà cày ngầm ruộng chiêm/ nước lút đuôi trâu nước ngập bụng em - loang đỏ”. Câu thơ khiến người đọc không khỏi nhói lòng thương những vùng quê quanh năm nước ngập chiêm khê mùa úng, người đàn bà cày ngầm, dầm tấm thân trong nước ruộng, máu loang đỏ có thể do đỉa cắn, do vấp phải lưỡi cày hay máu từ thân thể tuôn ra trong những ngày “có tội”. Mới hay hạt thóc làm ra đâu chỉ bằng mồ hôi mà bằng cả máu người. Có thể nói sự khổ ải của người phụ nữ đã lên đến tột cùng.
Nhưng vẫn còn bao nỗi khổ khác không thể nhìn thấy, không dễ nói thành lời, đó là nỗi khổ của những chàng trai, những người đàn ông dư thừa sức lực lại thiếu vắng phụ nữ, và của những người đàn bà tràn trề sinh lực phải một mình chống chọi với bao nỗi khát khao của đời sống vợ chồng. Chưa có trường ca nào viết về điều này nhiều đến thế, kỹ đến thế. Đây là tiếng nói chạm đến cái phần sâu kín, thiêng liêng của sinh phận người. Thành công của Nguyễn Thái sơn là đã chuyển tải những vấn đề “khó nói” ấy trên cái nền văn hóa dân gian. Vì thế bạn đọc dễ dàng chia sẻ, đồng thuận với nhà thơ: “Những người đàn bà khỏe mạnh/ vú căng bưởi đào quệt vôi đợi tết/ mông đùi rừng rực/ ba đống rấm cháy lụi gộc tre…”. Rồi cũng có những tháng ngày hạnh phúc được gặp chồng trở về sau bao năm chinh chiến, được bung vỡ bao nhiêu dồn nén: “thoả sức đắp bù/ ăn “giả bữa” cả đêm “ăn vã ăn vụng” suốt ngày/ có khi mong trời mưa/ muốn cả làng đi vắng”. Họ yêu nhau cuồng nhiệt, dâng hiến tận cùng, đến mức “chồng nhàu cỏ bợ/ vợ xanh mướt thài lài”. Nhưng hạnh phúc ấy cũng chỉ ngắn ngủi, hiếm hoi như “ngả lưng giữa hai cuộc chiến”. Người chồng lại ra trận. Đàn bà lại cam phận “nhịn đàn ông”. Trong chiến tranh, mọi cuộc hôn phối đều chóng vánh. Chỉ có mấy ngày trời mà các “công đoạn” của hôn nhân từ làm quen đến cưới tập đoàn (năm bảy đôi thành vợ chồng trong một đám cưới) đã hoàn tất và cũng kết thúc luôn cả một đời chồng vợ sau hai đêm hương lửa, để rồi người chồng không bao giờ còn trở về với hình hài bằng xương bằng thịt nữa: “hồn theo mây gió/ ngày đậu trên ngọn muỗm sau miếu/ đêm đánh đu cành thị cổng chùa”…
Rất nhiều cảnh ngộ phụ nữ được nhà thơ nói đến với bao xót xa thương cảm: những cô gái “không bao giờ được làm cô dâu/ những người bạc tóc vẫn còn là trinh nữ”. Sau chiến tranh một nửa đàn bà góa chồng, chưa thỏa tình chăn gối đã phải tự mình tiêu diệt những ham muốn bản năng để sống âm thầm sau lũy tre làng: “Thím tôi góa bụa dì tôi vắng chồng/ lại coi rau răm là bạn bầu tri kỷ/…/bao người đàn bà có chồng chết trận/ không thể đoạn tuyệt với thứ rau này/ ăn ghém rau răm đến lúc mãn kinh/ lòng lạnh giá không còn ham muốn nữa…”. Trân trọng những người đàn bà tiết hạnh, nhà thơ vẫn nhìn nhận sự ngoại tình của những người đàn bà vắng chồng bằng tấm lòng nhân ái. Không phải ngẫu nhiên mà ông giành hẳn một tiểu khúc có tên là Ngoại Tình để “bào chữa” cho những người đàn bà đã đợi chồng mười năm, hai mươi năm và rồi…không thể chờ thêm được nữa, khi mà ngoại cảnh, thiên nhiên dường như cũng “đồng loã”, cảm thông, ủng hộ: “chân đê gió mát trăng thanh/ ngồn ngộn rơm phơi/ rạ chưa kịp bó”, đôi nhân tình “quấn chặt nhau/ lửa cháy không buông/ nước dâng chẳng bỏ”. Dù rằng người vợ không biết chồng đã chết trận khi ngoại tình, nhưng có một thực tế nằm ngoài cả sự nhận biết ấy - người vợ chỉ ngoại tình khi chồng chết đã ba năm, nghĩa là khi đã đoạn tang chồng tới chín tháng “ba năm - hăm bảy tháng chàng ơi” (phương ngôn) vì thế, cái sự “ngoại tình” của người vợ nọ đã được tác giả “che chắn, bào chữa” đến mức tối đa để không còn là “ngoại tình” nữa. Và từ trong sâu thẳm tâm can người đàn bà đã linh cảm thấy: “có một bóng người nước mắt rơi lã chã/ những giọt lệ vô hình người sống không nhìn thấy/ chồng của người đàn bà ngoại tình đã về”... Nước mắt của hồn người đàn ông chết trận là nỗi đau đối với người đang sống. Viết về vấn đề này Nguyễn Thái Sơn như đi chênh vênh trên miệng vực, may mà ông đứng lại được trên bờ và đã khắc họa rõ hơn thân phận đàn bà trong chiến tranh.
Trong khúc thứ VIII của trường ca có tiểu khúc Ba người Đàn Bà, với ba số phận, ba cảnh ngộ khác nhau nhưng đều chung một nguyện ước là nương tựa vào nhau, sau khi chết hồn được “ở” bên những linh hồn tử sĩ nơi Thành cổ Quảng Trị. Đó là cô Mận quê ở Hà Nam, từng là thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn, cống hiến gần như cạn kiệt cả tuổi xuân, sức lực cho cuộc chiến tranh, cuối đời không chồng không con, vào chùa tu và nguyện khi chết linh hồn được dạt về Quảng Trị “mong được làm mẹ những linh hồn trẻ”. Đó là má Chín quê ở Mỹ Tho có con là thằng Hai trốn lính không thoát vẫn bị bắt đi quân dịch rồi chết trận, xác vùi tại Cổng Tây Thành Cổ: “Má Chín không ham về miền cực lạc/ không muốn đầu thai làm người/ xin Đức Quan Âm cho về Thành Cổ/ xương thịt linh hồn con má chắc còn quẩn quanh đâu đó…”. Đó còn là một công dân nước Mỹ - bà Jên, có con trai duy nhất là thần đồng toán học. Bil đi lính sang Việt Nam, chết tại Quảng Trị: “Bà Jên khóc con lạc giọng rạc người/ chết trong đêm Giáng sinh năm Bảy hai kinh hoàng ấy/ linh hồn bà Jên được Chúa cho “định cư” ở Cổ thành Quảng Trị”. Câu chuyện về ba người đàn bà bất hạnh góp tiếng nói phản kháng mạnh mẽ đối với chiến tranh, vố là nguyên nhân của bao nỗi bất hạnh, đau khổ của con người dù họ ở phía nào của chiến tuyến. Đây cũng là một cách nhận diện chiến tranh ở góc độ nhân đạo.
Có thể nói, người đàn bà trong trường ca của Nguyễn Thái Sơn xuất hiện cao về tần xuất, rộng ở biên độ, trải từ Khúc thứ Nhất đến Khúc thứ Chín của tác phẩm, cho thấy hình tượng người đàn bà không chỉ đóng vai trò là nhân vật trung tâm khá điển hình, sinh động mà còn tham gia vào cấu trúc tác phẩm. Bằng tình cảm, vốn sống và trí tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Thái Sơn đã phản ánh Số Phận người phụ nữ trong chiến tranh: cực nhọc về thể chất, đau đớn về tinh thần, với những bi kịch nội tâm và đời sống tâm linh sâu sắc, làm nên sức ám ảnh mạnh mẽ, lâu bền trong lòng người đọc.
____________
Viết về người đàn bà trong chiến tranh, nhiều tác giả quan tâm khẳng định vị trí vừa là chủ nhân vừa là nạn nhân của họ trước thời cuộc. Ngòi bút của Nguyễn Thái Sơn cũng nâng niu người đàn bà ở hai vị thế đó nhưng ông đặc biệt nhấn mạnh quyền con người của phái yếu. Đó là quyền được sống, được yêu, được nương tựa, được hưởng hạnh phúc đời thường, mà chiến tranh lại là thủ phạm tước đoạt các quyền ấy.
Đàn ông ra trận, đàn bà phải gánh vác toàn bộ công việc ở hậu phương. Trong canh tác, cày ruộng là công việc nặng nhọc nhất nên người xưa đã rạch ròi phân định “chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” (ca dao). Ấy vậy mà người vợ đã phải thay chồng cày ruộng: “những người đàn bà cày ngầm ruộng chiêm/ nước lút đuôi trâu nước ngập bụng em - loang đỏ”. Câu thơ khiến người đọc không khỏi nhói lòng thương những vùng quê quanh năm nước ngập chiêm khê mùa úng, người đàn bà cày ngầm, dầm tấm thân trong nước ruộng, máu loang đỏ có thể do đỉa cắn, do vấp phải lưỡi cày hay máu từ thân thể tuôn ra trong những ngày “có tội”. Mới hay hạt thóc làm ra đâu chỉ bằng mồ hôi mà bằng cả máu người. Có thể nói sự khổ ải của người phụ nữ đã lên đến tột cùng.
Nhưng vẫn còn bao nỗi khổ khác không thể nhìn thấy, không dễ nói thành lời, đó là nỗi khổ của những chàng trai, những người đàn ông dư thừa sức lực lại thiếu vắng phụ nữ, và của những người đàn bà tràn trề sinh lực phải một mình chống chọi với bao nỗi khát khao của đời sống vợ chồng. Chưa có trường ca nào viết về điều này nhiều đến thế, kỹ đến thế. Đây là tiếng nói chạm đến cái phần sâu kín, thiêng liêng của sinh phận người. Thành công của Nguyễn Thái sơn là đã chuyển tải những vấn đề “khó nói” ấy trên cái nền văn hóa dân gian. Vì thế bạn đọc dễ dàng chia sẻ, đồng thuận với nhà thơ: “Những người đàn bà khỏe mạnh/ vú căng bưởi đào quệt vôi đợi tết/ mông đùi rừng rực/ ba đống rấm cháy lụi gộc tre…”. Rồi cũng có những tháng ngày hạnh phúc được gặp chồng trở về sau bao năm chinh chiến, được bung vỡ bao nhiêu dồn nén: “thoả sức đắp bù/ ăn “giả bữa” cả đêm “ăn vã ăn vụng” suốt ngày/ có khi mong trời mưa/ muốn cả làng đi vắng”. Họ yêu nhau cuồng nhiệt, dâng hiến tận cùng, đến mức “chồng nhàu cỏ bợ/ vợ xanh mướt thài lài”. Nhưng hạnh phúc ấy cũng chỉ ngắn ngủi, hiếm hoi như “ngả lưng giữa hai cuộc chiến”. Người chồng lại ra trận. Đàn bà lại cam phận “nhịn đàn ông”. Trong chiến tranh, mọi cuộc hôn phối đều chóng vánh. Chỉ có mấy ngày trời mà các “công đoạn” của hôn nhân từ làm quen đến cưới tập đoàn (năm bảy đôi thành vợ chồng trong một đám cưới) đã hoàn tất và cũng kết thúc luôn cả một đời chồng vợ sau hai đêm hương lửa, để rồi người chồng không bao giờ còn trở về với hình hài bằng xương bằng thịt nữa: “hồn theo mây gió/ ngày đậu trên ngọn muỗm sau miếu/ đêm đánh đu cành thị cổng chùa”…
Rất nhiều cảnh ngộ phụ nữ được nhà thơ nói đến với bao xót xa thương cảm: những cô gái “không bao giờ được làm cô dâu/ những người bạc tóc vẫn còn là trinh nữ”. Sau chiến tranh một nửa đàn bà góa chồng, chưa thỏa tình chăn gối đã phải tự mình tiêu diệt những ham muốn bản năng để sống âm thầm sau lũy tre làng: “Thím tôi góa bụa dì tôi vắng chồng/ lại coi rau răm là bạn bầu tri kỷ/…/bao người đàn bà có chồng chết trận/ không thể đoạn tuyệt với thứ rau này/ ăn ghém rau răm đến lúc mãn kinh/ lòng lạnh giá không còn ham muốn nữa…”. Trân trọng những người đàn bà tiết hạnh, nhà thơ vẫn nhìn nhận sự ngoại tình của những người đàn bà vắng chồng bằng tấm lòng nhân ái. Không phải ngẫu nhiên mà ông giành hẳn một tiểu khúc có tên là Ngoại Tình để “bào chữa” cho những người đàn bà đã đợi chồng mười năm, hai mươi năm và rồi…không thể chờ thêm được nữa, khi mà ngoại cảnh, thiên nhiên dường như cũng “đồng loã”, cảm thông, ủng hộ: “chân đê gió mát trăng thanh/ ngồn ngộn rơm phơi/ rạ chưa kịp bó”, đôi nhân tình “quấn chặt nhau/ lửa cháy không buông/ nước dâng chẳng bỏ”. Dù rằng người vợ không biết chồng đã chết trận khi ngoại tình, nhưng có một thực tế nằm ngoài cả sự nhận biết ấy - người vợ chỉ ngoại tình khi chồng chết đã ba năm, nghĩa là khi đã đoạn tang chồng tới chín tháng “ba năm - hăm bảy tháng chàng ơi” (phương ngôn) vì thế, cái sự “ngoại tình” của người vợ nọ đã được tác giả “che chắn, bào chữa” đến mức tối đa để không còn là “ngoại tình” nữa. Và từ trong sâu thẳm tâm can người đàn bà đã linh cảm thấy: “có một bóng người nước mắt rơi lã chã/ những giọt lệ vô hình người sống không nhìn thấy/ chồng của người đàn bà ngoại tình đã về”... Nước mắt của hồn người đàn ông chết trận là nỗi đau đối với người đang sống. Viết về vấn đề này Nguyễn Thái Sơn như đi chênh vênh trên miệng vực, may mà ông đứng lại được trên bờ và đã khắc họa rõ hơn thân phận đàn bà trong chiến tranh.
Trong khúc thứ VIII của trường ca có tiểu khúc Ba người Đàn Bà, với ba số phận, ba cảnh ngộ khác nhau nhưng đều chung một nguyện ước là nương tựa vào nhau, sau khi chết hồn được “ở” bên những linh hồn tử sĩ nơi Thành cổ Quảng Trị. Đó là cô Mận quê ở Hà Nam, từng là thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn, cống hiến gần như cạn kiệt cả tuổi xuân, sức lực cho cuộc chiến tranh, cuối đời không chồng không con, vào chùa tu và nguyện khi chết linh hồn được dạt về Quảng Trị “mong được làm mẹ những linh hồn trẻ”. Đó là má Chín quê ở Mỹ Tho có con là thằng Hai trốn lính không thoát vẫn bị bắt đi quân dịch rồi chết trận, xác vùi tại Cổng Tây Thành Cổ: “Má Chín không ham về miền cực lạc/ không muốn đầu thai làm người/ xin Đức Quan Âm cho về Thành Cổ/ xương thịt linh hồn con má chắc còn quẩn quanh đâu đó…”. Đó còn là một công dân nước Mỹ - bà Jên, có con trai duy nhất là thần đồng toán học. Bil đi lính sang Việt Nam, chết tại Quảng Trị: “Bà Jên khóc con lạc giọng rạc người/ chết trong đêm Giáng sinh năm Bảy hai kinh hoàng ấy/ linh hồn bà Jên được Chúa cho “định cư” ở Cổ thành Quảng Trị”. Câu chuyện về ba người đàn bà bất hạnh góp tiếng nói phản kháng mạnh mẽ đối với chiến tranh, vố là nguyên nhân của bao nỗi bất hạnh, đau khổ của con người dù họ ở phía nào của chiến tuyến. Đây cũng là một cách nhận diện chiến tranh ở góc độ nhân đạo.
Có thể nói, người đàn bà trong trường ca của Nguyễn Thái Sơn xuất hiện cao về tần xuất, rộng ở biên độ, trải từ Khúc thứ Nhất đến Khúc thứ Chín của tác phẩm, cho thấy hình tượng người đàn bà không chỉ đóng vai trò là nhân vật trung tâm khá điển hình, sinh động mà còn tham gia vào cấu trúc tác phẩm. Bằng tình cảm, vốn sống và trí tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Thái Sơn đã phản ánh Số Phận người phụ nữ trong chiến tranh: cực nhọc về thể chất, đau đớn về tinh thần, với những bi kịch nội tâm và đời sống tâm linh sâu sắc, làm nên sức ám ảnh mạnh mẽ, lâu bền trong lòng người đọc.
____________
(Bài đã in trong Tuần
báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn - 2011)
Nhà văn NGÔ THỊ KIM CÚC
Chưa khô nước mắt
Chưa khô nước mắt
Đó là một phần nhật kí chiến trường, là khúc gọi
hồn, của một cựu binhgửi đến những người lính cùng thế hệ đã
ngã xuống
ĐÃ BA MƯƠI LĂM năm hòa bình, anh lính tuổi hai mươi ngày ấy giờ đã sáu mươi, và
đã sợ rằng nếu không bộc bạch thì e không còn kịp... Chín khúc tưởng niệm,
nhưng thực ra chỉ có một cung: cung trầm, tiếc thương về những mất mát, chết
chóc theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sự phân ly cha mẹ - con, người yêu -
người yêu. Chiến cuộc trên mặt đất - trong lòng người. Những kìm nén - những
khao khát. Cái chết - nơi gặp gỡ cuối cùng.
Biên cương là chương
đầu tiên, vì người lính ra đi chính là để bảo vệ biên cương: “hổ thẹn với
tiền nhân/mang tội với muôn đời sau/nếu để giặc chiếm/dù chỉ vũng nước trâu
đầm/gốc cây/bờ ruộng” (Biên thùy). Những chàng trai ra đi, để lại gì sau
lưng mình? Cái gì khiến họ cứ phải nặng lòng như thế? “Những năm chó Laika
đã bay vào vũ trụ/người quê tôi đau bụng cũng chỉ nuốt gừng/nhức đầu xông ngải
cứu cúc tần/bong gân quệt vôi/dập xương bó lá/thầy giáo thu học phí bằng mủng
khoai sọ mảnh vải diềm bâu xâu cá... tháng tám dốc bồ/ngày ba giáp hạt/khói chỉ
bay loãng tuếch trên mái bếp cuối ngày” (Hình như ai cũng
khổ). “Kháng chiến trường kỳ/chiến trận liên miên/đời cha đuổi giặc chưa
xong/đời con đánh tiếp” (Lính nông dân). “gặp gỡ/làm quen/yêu/cưới
“tập đoàn”/chỉ có mấy ngày trời/rồi xa nhau người ra trận hẹn về/người hậu
phương hứa đợi/mười chín năm con gái/làm đàn bà hai đêm” (Hòa bình và
Chiến tranh - Những đứa con không thể tượng hình).
Khi người lính tự nói
về mình, anh sẽ nói đúng những gì mà người lính đã trải nghiệm bằng chính mạng
sống mình. Chiến tranh - Cái chết. Đó là điều không thể khác. Chính vì thế mà
kẻ gây chiến luôn bị lên án. “Chúng tôi sống bình thường rồi chết/chưa xấu
cũng chưa kịp tốt/không thành ma quỷ chẳng hóa thánh thần... tụ tán trên tàng
cây ngọn cỏ/ẩn trong giọt sương tiêu dao trên sóng... ngồi bông bênh trên ngọn
khói rơm/bay lượn quanh nhà/nấp sau cánh hoa lan hoa huệ” (Chết trẻ - Linh
hồn).
Chiến trường là thế.
Những chiến trường lừng danh khắp thế giới, mà cái tên đã trở thành biểu tượng
của lửa máu ác liệt:“đất ở Cổ Thành nặng nhất hành tinh/mặn nhất hành tinh/màu
mỡ nhất hành tinh/óng mượt cỏ xanh/xanh đến đáng ngờ... những sinh viên đại học
mười tám hai mươi/tay chân đang dài thịt xương còn lớn/khi chết/thân không vẩy
rượu/xác không lèn lá thuốc chè khô/không sô trắng trùm đầu không vải dày khâm
liệm” (Cung Xê - Nghĩa địa không mồ).
Còn ở hậu phương?
Những người cha người mẹ không ra trận, nhưng: “con tôi/con của bao
người/bom xé ngực/đạn tiện rời chân tay/máu đọng vũng đầm cây đẫm cỏ/máu tuôn
trào sũng đỏ bông băng/chưa thành tre mới qua măng/lưỡi hái Thần Chết xén phăng
một đời... lá non gió dữ cuốn đi/lá già run rẩy/còn gì rừng xanh” (Cung
Líu - Khúc ngâm của người mẹ có con tử trận)...
Điều lạ là, dù nói rất
nhiều về mất mát, trường ca của Nguyễn Thái Sơn vẫn không hề bi lụy. Nó chỉ
giúp những người ở hậu phương biết được một phần những sự thực chiến hào, giúp
những người thế hệ sau hiểu rằng, cái giá để có được hòa bình là rất đắt. Nó sẽ
khiến mỗi người trong chúng ta biết yêu quý từng ngày sống hôm nay, và biết
nghĩ về tất cả những người đã ra đi, như tác giả đã ghi ở ngay trang đầu: Tưởng
niệm anh linh những người Việt đã bỏ mình vì chiến tranh ở thế kỷ hai
mươi.
Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Khoa Văn học và Ngôn ngữ
Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Khoa Văn học và Ngôn ngữ
Trang Web “VĂN HỌC VÀ NGÔN
NGỮ”
http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.phpoption=com_content&view=article&id=3219%3Av-cac-khuynh-hng-phat-trin-trng-ca-vit&catid=63%3Avn-hc-vit-nam&Itemid=106&lang=vi
- Trường ca “Chiến
tranh, chín khúc tưởng niệm” của Nguyễn Thái Sơn. Bắt nguồn từ cảm hứng sử thi,
trường ca thể hiện những chấn động lịch sử của dân tộc. Bên cạnh hình
tượng người lính được khắc họa như là nhân vật trung tâm, thì hình tượng người phụ
nữ cũng được nhà thơ dành nhiều tâm huyết. “Bằng tình cảm, vốn sống và trí
tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Thái Sơn đã phản ánh số phận người phụ nữ trong
chiến tranh, cực nhọc thể chất, đau đớn về tinh thần, anh hùng quả cảm trong
đấu tranh với những bi kịch nội tâm và đời sống tâm linh sâu sắc, làm nên sức
ám ảnh mạnh mẽ và dai dẳng trong lòng bạn đọc”, “Hình tượng người đàn bà không
chỉ đóng vai trò là nhân vật trung tâm khá điển hình, sinh động mà còn tham gia
vào cấu trúc tác phẩm”.
Cần lưu ý các trường
ca loại này chất “tự sự” hiện lên không bằng một câu chuyện liền mạch mà là
những bức tranh, những khúc đoạn kể về người và việc, những mảnh ghép tự sự.
Nhân vật bao gồm những tập thể và những cá nhân khác nhau hiện lên ở nhiều
chương, đoạn. Những yếu tố “diễn biến triển khai chủ yếu về mặt không gian”
theo cách nói của Hêghen hay là sự phản ánh “hiện thực khách quan” theo cách
nghĩ thông thường được thể hiện đậm đặc, khá thành công, tạo giọng điệu
tự sự chung của tác phẩm.
Trường ca "Chiến tranh - chín khúc tưởng niệm" - một giai đoạn chiến tranh chống Mỹ được nhà thơ Nguyễn Thái Sơn tái hiện từ hậu phương đến tiền tuyến.
Nguyễn Thái Sơn cũng
như bao thanh niên khác những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước đã tạmgác bút
nghiên theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc để khoác áo lính, để hoàn thành
tráchnhiệm của một công dân yêu nước. Từng là lính lái xe trong chiến trường,
sau đó là chính trị viên đại đội pháo binh, cán bộ tuyên huấn trong quân đội,
anh là nhân chứng chứng kiến ghi lạinhật ký lịch sử chiến tranh một cách trung
thực nhất.Nguyễn Thái Sơn tâm sự: “Tôi không may mắn trong mọi lĩnh vực nhưng
so với những đồng đội chết trận vẫn còn là hạnh phúc”. Chiến tranh - chín khúc tưởng niệm, NXB Văn học phát
hành trong thời điểm cả nước kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Người lính, nhà thơ Nguyễn Thái Sơn gửi đến độc giả hôm nay như
một món quà tri ân dành cho đồng đội, đồng chí, đồng bào đã ngã xuống vì độc
lập, tự do của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét